Vi sinh trong hồ cá là vấn đề đã được bàn luận rất nhiều và tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe của cá và của toàn bộ bể là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một ngày nọ, bạn lỡ tay đổ quá nhiều vi sinh vào bể, bây giờ bạn tự hỏi liệu đổ quá nhiều vi sinh liệu có làm hại cho hồ cá không?
Câu trả lời là bạn sẽ không thể đổ quá nhiều vi sinh vào bể cá. Vi sinh có lợi sẽ sinh sống dựa trên lượng ammonia thừa trong bể. Nếu có quá nhiều vi sinh thì lượng vi sinh thừa sẽ chết bớt hoặc chúng sẽ vào trạng thái không hoạt động.
Để hiểu được tại sao bạn không thể cho quá nhiều vi sinh có lợi vào bể cá, đầu tiên bạn phải hiểu về các loại vi sinh khác nhau và cách duy trì được lượng vi sinh có lợi cho bể cá, để chúng có thể duy trì được một hệ sinh thái ổn định.
Xem thêm: Cách châm vi sinh đúng cách
Vi sinh có lợi là gì
Hầu hết vi sinh đang tồn tại là có lợi. Nếu không có vi sinh, ta không thể tiêu hóa được thức ăn, có được kháng sinh, hoặc có các loại đồ ăn lên men,.. Có nhiều loại vi sinh có lợi giúp ta tấn công các loại vi sinh có hại, một số khác thì chiếm chỗ của vi sinh có hại, làm chúng khó sinh sôi và phát triển được.
Chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Ước tính rằng trong một gram đất có thể chứa 40 triệu cá thể vi sinh vật.
Vi sinh có thể được chia thành các loại khác nhau:
- Dựa vào hình dạng
- Dựa vào nơi chúng sống. Ví dụ, vi khuẩn ưa khí là loại vi khuẩn cần oxy để phát triển, trong khi vi khuẩn kỵ khí là loại vi khuẩn không thể phát triển nếu có oxy. Vi khuẩn yếm khí tùy ý là loại có thể sống không cần oxy nhưng sẽ phát triển tốt hơn nơi chúng có thể tiếp cận được nguồn oxy. Chúng có thể sống trong đất, cây cối và nước,.
- Một cách khác để phân loại là dựa vào thức ăn của chúng – đây là điều cần chú ý để xác định vi khuẩn nào có lợi cho bể cá của bạn.
Xem thêm: so sánh vi sinh extrabio và vi sinh psb
Tại sao vi sinh có lợi lại quan trọng?
Hiểu được cách vi khuẩn sinh sống và thức ăn của chúng bạn có thể hiểu được ảnh hưởng của vi sinh có lợi đối với bể cá.
Vi khuẩn quang dị dưỡng là loài lấy năng lượng từ ánh sáng. Mặc dù một số trong số chúng có thể tạo oxy nhưng chúng không tạo nhiều đến mức đáng kể trong bể cá.
Trong thủy sinh, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến hai loại vi khuẩn: vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn tự dưỡng. Mỗi loại đều quan trọng trong bể cá, nếu số lượng của chúng mất cân bằng thì sẽ có nhiều vấn đề xảy ra.
Vi khuẩn dị dưỡng sống nhờ chất hữu cơ
Vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ chất hữu cơ từ chất thải của cá, cây cối hoặc thức ăn thừa. Các chất thải hữu có chúng ăn sẽ được chuyển hóa thành các chất như ammonia.
Vi khuẩn dị dưỡng thông thường sẽ không làm hại cho cá một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nếu trường hợp xấu xảy ra, chúng có thể trở thành vi khuẩn hiếu khí và bắt đầu sử dụng oxy trong nước. Điều này gây thiếu hụt oxy và biểu hiện là cá ngoi lên mặt nước để thở lấy oxy.
Hai là chúng có thể thải ra ammonia khi tiêu thụ vật chất hữu có. Ammonia là chất độc cho bể cá, kể cả với một lượng nhỏ. Vậy, vi khuẩn làm loại bỏ ammonia trong nước như thế nào?
Vi khuẩn dị dưỡng có số lượng lớn hơn hầu hết vi khuẩn tự dưỡng. Vi khuẩn tự dưỡng thường mất khoảng 24 giờ để sinh sản, trong khi đó vi khuẩn dị dưỡng chỉ mất 20 phút. Đây là lý do bạn cần 10 đến 14 ngày để bể có thể cycle ổn định sau khi mới được làm.
Vi khuẩn tự dưỡng có thể tự tạo thức ăn.
Thay vì cần chất hữu cơ để sống, nhiều loại vi khuẩn tự dưỡng có thể tự tạo chất hữu cơ làm thức ăn. Tùy thuộc vào nơi chúng sống, loại vi khuẩn này sẽ sống dựa vào sắt, lưu huỳnh, H2S, … Trong hệ sinh thái bể cá, chúng sẽ sống dựa vào ammonia.
Những loại vi khuẩn này thường được gọi là vi khuẩn nitrat hóa. Lý do cho cái tên này là do quá trình chúng tiêu thụ ammonia.
- Đầu tiên là loại vi khuẩn này sẽ làm phân hủy ammonia thành chất ít độc hơn là nitrit
- Sau đó các loại vi khuẩn có lợi sẽ tiếp tục chuyển hóa nitrit thành nitrat
- Nitrat là hợp chất có rất ít độc, cây cối và tảo thậm chí có thể sử dụng chúng để sống.
Vậy nên từ đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của vi khuẩn nitrat hóa đối với sức khỏe của hệ sinh thái trong bể cá rồi đấy.
Tại sao ammonia lại độc cho cá?
Ammonia là chất độc trực tiếp đối với cá, chúng có thể:
- Chúng làm cháy tế bào của cá, bắt đầu là tế bào ở mang
- Một khi được hấp thụ vào cơ thể, ammonia có thể phá hủy các tế bào khác
- Mang cá bị tổn hại sẽ làm cá khó hô hấp
- Cá bị nhiễm ammonia sẽ không có cách để lọc ammonia khỏi cơ thể
- Ammonia sẽ càng lúc càng tích tụ nhiều trong cơ thể chúng và làm vấn đề về sức khỏe trầm trọng hơn, cuối cùng có thể dẫn đến chết cá.