Các loại cây không cần đất nền là lựa chọn hoàn hảo cho những bể cá đơn giản, không cần đến CO2. Bạn có thể trồng chúng lên bên trên lũa, lên trên đá hoặc đặt chúng trên nền bể và chúng sẽ tự phát triển rễ xuống bên dưới.
Có hai loại cây không cần đất nền bạn cần lưu ý:
- Loại cây thả nổi
- Loại cây gắn đá, gắn lũa
Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần đất nền và CO2
Trồng cây thả nổi
Đối với các loại cây thả nổi như là rong và bèo thì bạn có thể thả chúng vào trong bể không thôi cũng được. Bạn có thể buộc gốc của rong vào các loại đá để chúng có thể chìm được xuống bên dưới đáy bể.
Trồng cây gắn đá/lũa
Đối với các loại cây gắn đá, gắn lũa thì sẽ phức tạp hơn một tẹo. Các loại cây gắn đá và lũa phổ biến nhất là ráy, dương xỉ hoặc là bucep. Thông thường bạn có thể gắn cây lên đá và lũa bằng chỉ hoặc bằng sợi cước. Tuy vậy, Để có thể buộc cây vào đá hay lũa thì cần phải tỉ mỉ và sẽ tốn nhiều thời gian.
Xem thêm: Các loại cây gắn đá/lũa
Cách dễ nhất để có thể trồng các loại cây này là sử dụng keo dán thủy sinh chuyên dụng
Cách trồng cây thủy sinh gắn đá/lũa:
1. Khi bạn mới mua cây về thì cây thường được để trong cốc nhỏ với bông cuốn quanh thân và rễ cây. Đầu tiên bạn cần phải nhấc cây ra khỏi cốc một cách nhẹ nhàng, sau đó gỡ bông ra khỏi thân và rễ, càng sạch càng tốt. Bạn cũng có thể gỡ bông ra bằng cách rửa cây dưới vòi nước. Khi gỡ cây ra, bạn có thể sẽ thấy 2-3 cây trong một cốc.
2. Xác định phần thân cây, đây sẽ là phần bạn gắn vào đá hoặc lũa. Nếu bạn muốn trồng cây xuống dưới nền cũng được nhưng bạn chỉ được vùi rễ xuống bên dưới và không bao giờ được vùi toàn bộ thân cây. Các loại cây này khi bị vùi cả thân xuống dưới thì sẽ bị rữa.
3. Xác định nơi bạn sẽ gắn cây vào.
4. Lau khô cây bằng khăn hoặc giấy ăn.
5. Mở tuýp keo thủy sinh ra, sử dụng phần nhọn ở phía trên nắp để chọc phần miệng tuýp.
6. Bóp một lớp keo mỏng lên trên mặt đá. Sau đó bạn nhấn thân cây vào và giữ nguyên như vậy trong vòng 1 đến 2 phút. Khi keo khô thì cả thân và rễ cây sẽ bám chặt vào đá.
7. Sau đó bạn hãy tìm tảng đá hoặc thanh lũa tiếp theo để gắn cây vào và lặp lại như vậy. Bạn hãy cố gắn hết cây trong vòng 10 đến 15 phút bởi vì cây thủy sinh sẽ bị khô rất nhanh.
8. Khi đã xong thì bạn có thể đặt lũa và đá vào trong bể. Cây thủy sinh sau đó sẽ tiếp tục phát triển mọc ra thêm rễ và lá mới.
Cách chăm sóc cho cây thủy sinh thả nổi
Đối với các loại cây thả nổi thì bạn không cần để ý quá nhiều đến việc chăm sóc . Các loại rong như là rong đuôi chó có thể sống được trong bất kỳ loại môi trường như thế nào. Cho dù ở trong bể ánh sáng thấp hoặc bể chiếu sáng nhiều, bể có dòng chảy hoặc không có, chúng đều có thể phát triển tốt. Đối với các loại bèo thì bạn lưu ý là nên cho chúng ánh sáng đầy đủ.
Cách chăm sóc cho cây thủy sinh gắn đá/lũa
Các loại cây gắn đá vào lũa thì sẽ phức tạp hơn một tẹo nhưng chúng vẫn là những loại cây dễ chăm sóc và dễ sống.
Về cắt tỉa
Các loại cây gắn đá vào lũa là những loại cây phát triển chậm. Vậy nên bạn không cần phải cắt tỉa chúng thường xuyên. Khi cây lớn hơn và phát triển thân quá dài bạn có thể cắt nhánh và trồng chúng sang chỗ khác.
Về ánh sáng
Các loại cây gắn đá vào lúa là loại cây phát triển chậm. Vậy nên chúng cũng không yêu cầu quá cao về ánh sáng. Bạn không cần phải sử dụng đèn thủy sinh quá xịn để nuôi các loại cây như là ráy dương xỉ hoặc là bucep.
Thậm chí nếu ánh sáng quá cao thì bể sẽ dễ bị rêu hại tấn công. Đối với các loại cây gắn đá vào lũa Bạn chỉ nên chiếu sáng cho chúng tối đa là 8 đến 10 tiếng một ngày.
CO2 và dinh dưỡng.
Bạn không cần thiết phải sử dụng đến CO2 để nuôi các loại cây này. Đương nhiên là nếu bạn sử dụng CO2 thì cây sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn tuy nhiên nếu bạn không dùng thì cũng không làm sao cả.
Mình thậm chí đã từng thấy những người trồng ráy trong những lọ thủy tinh nhỏ đặc biệt cửa sổ và chúng vẫn có thể sống được.
Nếu bể của bạn đã được làm lâu, hoặc là bạn không sử dụng phân nền thì bạn cần phải châm thêm phân nước cho cây. Cây có thể lấy dinh dưỡng từ phân cá hoặc các chất thải hữu cơ khác trong bể ,tuy nhiên chúng là không đủ. Nếu cây không được bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên thì chúng sẽ bị yếu hơn hoặc thậm chí là chết.
Bạn có thể sử dụng loại phân nước all in one để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Châm phân nước một lần một tuần sau mỗi lần thay nước là đủ.
Kiểm soát rêu hại.
Rêu hại rất thích những loài cây phát triển chậm như là ráy hoặc dương xỉ. Lý do là bởi các loại cây này hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước chậm, do đó sẽ để lại nhiều thức ăn cho rêu hại phát triển.
Các loại là cứng như là lá của ráy, dương xỉ hoặc buset cũng là nơi yêu thích để rêu hại có thể mọc lên. Mặc dù thời gian đầu rêu có thể không làm hại đến cho cây nhưng một khi chúng đã phát triển đủ nhiều, thì rêu có thể che hết ánh sáng của lá, khiến cho cây không thể quang hợp được.
Để có thể ngăn chặn yêu hại bùng phát thì bạn phải làm như sau:
- Không trồng cây ở các khu vực có nhiều sáng trong bể.
- Sử dụng bộ hẹn giờ để có thể căn chỉnh thời gian chiếu sáng hợp lý hơn.
- Thay nước bể hàng tuần để loại bỏ dinh dưỡng dư thừa, từ đó có thể cắt nguồn dinh dưỡng của rêu