aquasetup

Cách lật hồ thủy sinh

Mục lục

Cách lật hồ thủy sinh

Nhiều khi chúng ta đã chăm sóc một bể cá quá lâu rồi và muốn thay đổi, khi đó ta quyết tâm lật lại bể. 

Lật lại bể là gì? Đó là quá trình bạn thực hiện thay đổi lớn đối với bể đã có sẵn.

Đối với nhiều người, lật bể là nỗi ác mộng lớn. Chăm sóc bể cá đã ổn định rất dễ, trong khi đó, bể cá mới setup có thể bị bùng phát rêu hại và cây thủy sinh bị cháy lá, quăn lá hoặc bị các vấn đề khác liên quan đến dinh dưỡng. Tuy vậy, các vấn đề này có thể được kiểm soát nếu bạn biết cách lật bể đúng cách. 

Lợi thế của việc lật bể so với làm một bể hoàn toàn mới đó là bạn đã có một bộ lọc ổn định, cây cối đã thích nghi với nguồn nước và ánh sáng của bạn (trong trường hợp bạn không thay mới toàn bộ cây).

Các yếu tố cần chú ý

1. Cây

Cách lật hồ thủy sinh
Cách giữ cây không bị rữa
Lật bể là gì
Bạn không nên để cây như thế này quá lâu

Nếu bạn muốn sử dụng những loại cây của bể cũ, bạn cần giữ chúng đúng cách để giảm thiểu stress cho cây. 

Điều bạn không nên làm là để nhiều loại cây nổi trong một cái xô/chậu nhỏ. Để quá nhiều cây đã nhổ gốc trong một không gian nhỏ có thể khiến một số cây bị rữa lá, đặc biệt là nếu đã có vài cái cây đã có biểu hiện rữa trong đó. Nếu không có dòng chảy và CO2, nước trong chậu nước sẽ bị tích tụ chất độc. 

Cách tốt nhất là cho cây vào một cái túi ẩm hoặc giấy báo ẩm, được buộc lỏng. Sau đó giữ cây ở nơi mát (16 đến 24 độ C), làm vậy chúng ta có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất của cây và vi khuẩn. Kể cả những loài cây mỏng manh nhất có thể sống cả tuần trong tình trạng này. Những loại cây khỏe hơn có thể sống trong nhiều tuần. 

Dùng cách này, bạn có thể có thời gian để làm lại bể, chạy bộ lọc và để cho bể ổn định trước khi trồng cây. Lưu trữ cây đúng cách có thể giúp ngăn chúng bị rữa lá và tránh được một số loại bệnh khác.

2. Đất nền

Nếu bạn muốn sử dụng đất nền mới và trồng cây chỉ trong một tuần thì mình e là sẽ khá khó để bể có thể hoàn toàn ổn định vì một số loại đất nền như đất nền ADA chứa rất nhiều chất, đặc biệt là ammonia. 

Nếu bạn không thay mới 100% đất nền (đất nền cũ có thể được tái sử dụng, hãy lọc bỏ bụi và giữ lại hạt), bạn có thể trộn đất nền cũ với đất nền cũ, đó là cách tốt để có thể giữ lại vi sinh từ bể cũ. 

Đối với những người mà lật lại bể vì vấn đề rêu hại, bạn không cần phải vứt hết đất nền cũ đi vì lo mầm rêu vẫn còn đó. Bào tử rêu có mặt ở khắp mọi nơi, bạn không thể tránh khỏi chúng được. Bạn chỉ có thể loại bỏ rêu bằng cách tạo ra một môi trường nơi chúng khó có thể phát triển. Nếu bạn quá lo lắng việc đất nền cũ chứa nhiều mầm rêu hại thì bạn có thể sử dụng thuốc trừ rêu lên chúng để rửa sạch trước khi bạn cho thêm cây và cá.

3. Lọc

Không nên rửa lọc ngay sau khi lật bể

Khu vực vật liệu lọc trong lọc bể cá là nơi vi sinh có lợi cư trú. Khi bạn lật bể, mình khuyên là bạn không nên rửa lọc cùng thời gian đó luôn, bằng cách này bạn có thể giữ lại được vi sinh từ bể cũ. Hơn hết nữa, sau khi mới làm bể sẽ có rất nhiều cặn và bụi bẩn nên tốt nhất bạn nên rửa lọc sau khoảng từ hai đến ba tuần sau khi lật bể.

Bạn không cần phải mua mới vật liệu lọc. Một số loại vật liệu lọc như matrix hoặc neo đều chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng lại.

Xem thêm: So sánh vật liệu matrix và vật liệu lọc neo

4. Lũa/đá

Nếu bạn có cảnh quan cứng như lũa và đá trong bể mà bị rêu hại dính, mình khuyên bạn nên sử dụng cồn để diệt hết rêu sau đó rửa sạch chúng bằng nước. Sử dụng cồn để rửa rêu sẽ an toàn miễn là bạn có thể rửa sạch chúng sau đó. Thông thường mình chỉ sử dụng bàn chải cứng để cọ và tránh sử dụng các loại chất hóa học.

Sau khi lật bể, hãy kiên nhẫn

Bể mới làm thường sẽ có lượng ammonia và vật chất hữu cơ lớn, điều này có thể làm rêu hại phát triển và làm rữa lá các loài cây yếu. Ví dụ như cỏ giấy là loài cây đòi hỏi khá cao và nhiều người không trồng được chúng bởi chúng nhạy cảm với nước không ổn định.

Nếu bạn đã bảo quản cây đúng cách như trên mình đã nhắc đến, bạn sẽ có khoảng một tuần đối với các loài cây mỏng manh. Nếu bạn sử dụng nền mới, mình khuyên bạn không nên trồng cây ngay lập tức, chạy lọc cho bể tầm một vài ngày, không bật đèn. Trong vòng hai ngày tiếp theo, thay lượng nước lớn (70%) và châm thêm vi sinh cho nước sau khi thay nước cho bể. Việc thay nước nhằm mục đích tránh cho cặn và rác thải hữu cơ có thể đọng lại.

Nếu bạn không sử dụng các loại phân nền giàu ammonia, lượng ammonia sẽ xuống mức 0 vào ngày thứ 3 sau khi bạn chạy lọc. Nếu có thể, hãy đợi thêm khoảng 1-2 ngày nữa trước khi trồng cây. Sau khi bạn trồng cây thì bạn có thể thêm CO2 và bật đèn vào ngày hôm sau. Giống như khi mới làm bể, bạn nên thay nước đều đặn sau khi trồng cây, và lưu ý bật ít đèn nhất có thể vào thời gian đầu (một vài tuần đầu) để tránh cho rêu hại bùng phát. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *