aquasetup

Cách ấp nở và nuôi artemia sinh khối nước mặn

Mục lục

Nuôi artemia sinh khối nước mặn

Tự ấp nở và nuôi artemia là cách tuyệt vời để bạn có nguồn thức ăn tươi, chất lượng để nuôi cá con và cá trưởng thành. Để có thể nuôi thành công artemia thì bạn cần phải lưu ý đến một số thứ. 

Lưu ý trước khi nuôi artemia

  • Trứng artemia sẽ không nở trong nước có chứa clo. Vậy nên bạn cần phải khử clo nước máy trước khi ấp trứng artemia để đảm bảo tỷ lệ nở cao nhất. 
  • Artemia cần nhiều oxy để sống, đặc biệt là khi bạn nuôi chúng với mật độ dày. Nếu không sử dụng sủi oxy thì bạn nên nuôi chúng trong bể rộng và nông. Với sủi oxy thì bạn có thể nuôi artemia với mật độ dày hơn, mỗi 1 lít nước bạn có thể nuôi được hơn 120 con artemia trưởng thành. Nếu không có sủi thì bạn chỉ nên nuôi ít hơn 20 con/1 lít nước. 

Dụng cụ bạn cần chuẩn bị:

Trứng artemia – Bạn nên sử dụng loại artemia Vĩnh Châu hoặc của Mỹ để có thể nuôi artemia sinh khối có tỉ lệ sống cao hơn. 

Chậu nước – Bạn có thể sử dụng bể kính trong suốt để quan sát artemia nước mặn dễ hơn. Chậu hay bể nước nên có thể tích từ 3-5 lít trở lên nếu bạn chỉ muốn nuôi ít, tốt nhất là khoảng 20 lít. Bể nuôi nên nông và rộng để cung cấp nhiều oxy hơn cho artemia. Nếu bạn có bể sâu thì bạn cần phải sử dụng sủi oxy. 

Muối tinh – Bạn không được sử dụng muối i-ốt để nuôi artemia. 

Sủi oxy kèm lọc vi sinh – Bạn có thể không cần sủi oxy nếu nuôi ít hơn 20 con artemia trưởng thành/ 1 lít nước. Nếu bạn định nuôi với mật độ dày thì bạn cần phải có sủi. Lọc vi sinh sẽ giúp xử lý cặn bẩn trong bể nuôi artemia. 

Thức ăn cho artemia – Bạn có thể sử dụng bột mì, viên/ bột tảo xoắn, lòng đỏ trứng gà, nước vo gạo, nước tảo xanh, sữa pha nước, cám cho cá xay nhuyễn… Nói chung là bạn có thể cho artemia ăn bất kể mọi thứ đủ nhỏ, không có độc và có chứa dinh dưỡng. Mấy con artemia này không kén chọn và có thể ăn được gần như tất cả mọi thứ. 

Vợt nano – Để lọc artemia mới ấp nở

Cây hút – Để hút artemia

Bộ ấp nở – Bạn có thể tự chế bộ ấp nở artemia bằng chai nhựa 1.5 lít kèm sủi oxy như bên dưới

Làm bể nuôi artemia

Đầu tiên bạn cần phải đổ đầy nước vào bể ấp. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước uống được, nước lọc thì càng tốt. Bạn cần giữ bể tránh xa các loại hóa chất như là xà phòng, nước tẩy,… để trứng có khả năng nở cao nhất.

Sau đó bạn hãy pha thêm muối vào bể. Artemia có thể sống trong nước có độ mặn thấp như 25g/ 1 lít nước cho đến cao như là 250 g/1 lít nước. Tỉ lệ muối tốt nhất để nuôi artemia là 45g/ 1 lít nước. 

Nhiệt độ tối ưu để ấp artemia là vào khoảng 26-28 °C. Nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với khoảng này sẽ ảnh hưởng đến thời gian cũng như tỉ lệ trứng nở. Nhiệt độ cần thiết là vào khoảng  24-30 °C. 

Artemia nước ngọt thích ánh sáng nên trong quá trình ấp trứng bạn cũng nên để bể có ánh sáng mặt trời gián tiếp. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đèn led để chiếu sáng trong thời gian ấp trứng. 

Như đã nhắc đến bên trên, nếu bạn dự định nuôi artemia với mật độ dày thì bạn nên sử dụng sủi oxy. 

Ấp trứng

Để ấp trứng artemia thì bạn ấp trứng trong bộ kit ấp rồi cho artemia con vào trong bể nuôi. 

Bể nuôi nên có thể tích 20 lít với nhiệt độ vào khoảng 24-30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26-28 độ C, mỗi lít nước được pha 40-60g muối tinh. Sau khi cho muối vào bể bạn hãy bật sủi lên, để qua ngày để cho muối có thể tan hết. 

Nuôi artemia sinh khối nước mặn

Bạn có thể sử dụng bộ kit hoặc tự làm bộ ấp artemia như hình trên. Bạn có thể nối ống sủi vào một chiếc ống hút hoặc là đầu sủi nặng và cho chìm xuống đáy chai. 

Khi sử dụng bộ kit ấp trứng thì bạn hãy sử dụng 1 lít nước khử clo, pha thêm 50g muối, sau đó sử dụng một thìa sữa chua artemia, cho vào chai và bật sủi để ấp. 

Trứng artemia sẽ nở trong vòng 24 tiếng ở nhiệt độ 26 đến 28 độ C. Nhiệt độ thấp hơn thì trứng sẽ nở lâu hơn, nhiệt độ trên 30 độ C thì trứng có thể sẽ không nở được. Khi ấp trứng bạn cần phải mở đèn liên tục. 

Khi trứng đã nở, vỏ trứng sẽ chìm xuống dưới đáy chai, trong khi đó artemia sẽ tập chung vào nguồn sáng, tức là ở phía mặt nước. Bạn có thể sử dụng cây hút để có thể hút bớt vỏ trứng dưới đáy bể đi. 

Bây giờ bạn hãy lọc artemia bằng lọc nano, sau đó cho artemia vào bể nuôi lớn. 

Cho artemia ăn

Nuôi artemia sinh khối nước mặn

Những con artemia nhỏ li ti này không kén ăn, chúng có thể ăn được bất kì loại thức ăn nào đủ nhỏ. 

Loại thức ăn phổ biến nhất nhiều người sử dụng để nuôi artemia đó là bột tảo xoắn, bột mì hoặc nước tảo xanh. Mình không khuyến khích sử dụng nước tảo xanh lắm, lý do là bởi một số loại tảo có thành tế bào dày và khiến artemia sẽ không thể tiêu hóa được.

Bạn có thể sử dụng một nhúm (tầm khoảng 1/2 thìa sữa chua) cho bể nuôi tầm khoảng 20 lít nước. Khi cho cá ăn bột tảo xoắn thì bạn hãy khuấy bột trong cốc nước trước, để qua đêm thì càng tốt. Sau đó bạn chỉ cần việc đổ hỗn hợp vào bể nuôi artemia là được. 

Hoặc nếu bạn muốn cho artemia nước ngọt ăn bột mì thì bạn hãy lấy một nhúm bột mì, hòa tan vào trong cốc nước ấm. Sau đó cho artemia ăn vài giọt một lần. Bạn chỉ nên đổ hỗn hợp bột mì vào nước đến khi nước hơi mất độ trong một tẹo. Nếu nước quá đục thì hãy dừng cho chúng ăn trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi nước trong trở lại. 

Bạn có thể cho artemia ăn vài lần một ngày với số lượng nhỏ hoặc cho ăn ngày một lần cũng được nếu không có thời gian. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện thấy nước đục thì hãy cho chúng ăn ít đi. Khi artemia lớn dần lên thì chúng cũng cần phải được cho ăn nhiều hơn. 

Artemia có thể nhịn ăn trong khoảng 1-3 ngày. Vậy nên bạn cần lưu ý là không nên bỏ đói chúng quá lâu. 

Ngoài các loại thức ăn trên thì bạn cũng có thể cho artemia ăn lòng đỏ trứng gà, nước vo gạo, cám cho cá xay nhỏ,…

Artemia phát triển

Trong quá trình nuôi, bạn hãy thay nước cho chúng hàng tuần, khoảng 20% lượng nước của bể nuôi với nước có độ mặn tương tự. Bạn cũng nên hút cặn dưới đáy bể bởi artemia trong quá trình lớn sẽ lột xác nhiều. Khi chúng ăn thì artemia cũng sẽ tạo chất thải lắng xuống đáy bể nuôi. 

Khi thay nước, bạn có thể chiếu đèn pin xuống mặt nước để thu hút artemia bơi lên trên, sau đó bạn có thể hút cặn bể dễ dàng hơn. 

Artemia đẻ trứng và sinh sản

Artemia sẽ có thể bắt đầu sinh sản vào ngày thứ 18-21 sau khi nở. Artemia có thể sinh sản bằng hai cách:

  • Artemia đực có thể thụ tinh cho trứng của con cái. Sau đó artemia đẻ bọc trứng vào trong nước. 
  • Artemia cái cũng có thể đẻ trứng không được thụ tinh, trứng sau đó vẫn có thể phát triển và nở thành artemia cái. 

Nếu điều kiện nước hợp lý, nước hơi ấm một tẹo, vào khoảng 26-28 độ C với độ mặn như bể nuôi artemia thì trứng sẽ nở trong thời gian ngắn. Nếu độ mặn quá cao hoặc nhiệt độ không đúng, trứng artemia sẽ rơi vàng trạng thái không hoạt động, giống trứng khi được thu hoạch vậy. 

Đó là cơ chế tự vệ của artemia, khi mà tại những hồ nước mặn, khi chuẩn bị đến mùa khô thì nước sẽ bốc hơi. Lượng nước còn lại trong hồ sẽ vô cùng mặn, khi đó trứng artemia sẽ không nở nữa, chúng sẽ không hoạt động, sống sót khi nước cạn kiệt hết và lại chờ mùa mưa sau để tiếp tục vòng đời. 

Artemia cái có thể đẻ được 150 trứng trong mỗi 3-4 ngày. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *