aquasetup

Cá cảnh bị thối thân: nguyên nhân và cách khắc phục 

Mục lục

Nếu bạn phát hiện thấy cá có những mảng màu trắng ở trên thân hoặc trên miệng thì khả năng cao là cá bị nhiễm nấm. Cá có thể bị thối thân do bị stress, chất lượng nước kém  và các vấn đề khác liên quan đến môi trường sống. Trong bài viết này mình sẽ chỉ bạn cách chữa trị bệnh thối thân và cách ngăn không cho bệnh quay lại trong tương lai. 

Thối thân dễ điều trị. Tuy nhiên, chữa trị cho cá sẽ vô nghĩa nếu bạn chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà không xử lý nguyên nhân gây bệnh. Nếu môi trường nước của cá không tốt thì căn bệnh này sẽ sớm quay lại. 

Căn bệnh thối thân là gì?

Cá cảnh bị thối thân

Thông thường khi cá khỏe mạnh, chúng sẽ rất hiếm khi bị thối thân. Tình trạng này chỉ xảy ra khi cá đang yếu, bị stress cộng với việc môi trường nước xấu và không ổn định. 

Các loài cá dễ bị bệnh nhất là cá nuôi trong bể nhỏ không có lọc hoặc là lọc không đủ mạnh. 

Khi bệnh tình trở nặng thì vết nhiễm nấm có thể làm ảnh hưởng đến nội tạng của cá như là gan, thận, não. 

Hai loại nấm gây bệnh chủ yếu là Saprolegnia và Ichthyophonus hoferi. Khi cá bị bệnh, trên thân của chúng sẽ xuất hiện lớp bông trắng, có thể dày hoặc mỏng. 

Vết thối ban đầu sẽ có màu trắng, căn bệnh càng phát triển lâu thì chúng sẽ có thể chuyển đỏ, nâu hoặc là xanh do bụi, rêu mắc vào. Khi bạn vớt cá ra ngoài thì bạn có thể thấy một lớp nhầy đục quanh khu vực da và vảy. 

Căn bệnh này phát triển nhanh. Bạn có thể sẽ thấy cá bị một lớp nấm trên thân chỉ sau một ngày và trước đó cá không bị gì. 

Triệu chứng của bệnh

Loại nấm này có thể mọc trên người hoặc là trứng cá, làm ảnh hưởng đến da, nội tạng cá khi bệnh trở nặng. Khi cá bị bệnh bạn có thể thấy những mảng trắng, phồng giống như là bông ở trên da, vây, mang hoặc mắt cá. 

Những con cá dễ mắc bệnh là cá đã già, bị stress và nuôi trong bể có môi trường nước xấu. Thường thì căn bệnh này chỉ ảnh hưởng lên một con cá trong bể. Cá bị mắc bệnh cũng có thể bỏ ăn, bơi lờ đờ. 

Nguyên nhân gây bệnh thối thân

Nguyên nhân trực tiếp là nấm, tuy nhiên vi khuẩn vẫn cần có điều kiện thuận lợi để có thể xâm nhập được vào người cá.

Vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập được vào những con cá yếu, bị stress do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bị thương tích: Vây của cá khá là mỏng, có thể dễ dàng bị rách nếu cá cọ người vào các loại vật sắc nhọn trong bể hoặc bị các con cá khác rỉa vây. 
  • Nuôi quá nhiều cá: Nuôi quá nhiều cá cũng có thể dẫn tới tình trạng thân cá bị thối. Khi đó chất lượng nước sẽ bị kém. Lượng pH dao động mạnh, lượng nitrite và ammonia tăng cao do chất thải từ cá sẽ khiến cho chất lượng nước xấu, từ đó làm suy giảm miễn dịch ở cá. 
  • Do thức ăn: Nếu bạn cho cá ăn thức ăn chất lượng kém, thức ăn hết hạn sử dụng hoặc cho cá ăn quá nhiều cũng có thể khiến cá bị thiếu chất hoặc làm chất lượng môi trường xấu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. 
  • Chất lượng nước kém: Nguyên nhân phổ biến gây stress cho cá là do chất lượng nước kém. Nước bị bẩn, chứa hóa chất độc hại hoặc bị mất cân bằng sẽ rất dễ gây bệnh cho cá. 

Chữa trị cho cá bị thối thân

1. Tách riêng cá bệnh ra

Bước đầu tiên bạn cần làm là tách riêng cá bị bệnh ra bể chữa bệnh riêng. Nguyên nhân là căn bệnh này có thể lây được.

2. Xử lý nguyên nhân gây stress cá

Bước tiếp theo là bạn hãy xác định rõ nguyên nhân gây bệnh cho cá trước khi thực hiện chữa trị. 

Nếu có thể thì hãy kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo nước không chứa clo, ammonia hoặc nitrite. 

Sau đó bạn hãy tiến hành thay 20-25% lượng nước trong bể, hút cặn đáy bể để loại bỏ thức ăn thừa và các loại chất hữu cơ thừa phân hủy bên dưới. Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều sau đó. 

Kiểm tra lại hạn sử dụng trên bao bì thức ăn cho cá. Nếu cần thì bạn hãy mua loại thức ăn chất lượng cao mới cho cá để giúp chúng có đầy đủ dinh dưỡng và khỏe hơn. Bạn cũng nên tránh mua quá nhiều bởi cá sẽ không ăn nhiều như bạn nghĩ đâu. 

Nếu trong bể có các loại cá không phù hợp, hay tấn công lẫn nhau thì bạn hãy nhanh chóng tách riêng chúng ra. 

3. Chữa bệnh cho cá

Cá cảnh bị thối thân

Thối thân là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh. Khi bệnh tình nặng thì khả năng cá chết là rất cao. 

May mắn là loại nấm gây bệnh có thành mỏng, được làm từ cellulose. Thành của nấm có thể dễ dàng bị xuyên thủng bởi một số loại thuốc khử trùng, vậy nên chữa trị căn bệnh này tương đối dễ. 

Để chữa thối thân thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc để chữa nấm trắng như là bio knock 2 hoặc là xanh methylen với liều lượng tương tự. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bio knock 2 – đây là loại chất an toàn cho cá, được sử dụng để trị các loài kí sinh hoặc nấm. 

Khi sử dụng thuốc thì có thể bạn sẽ làm chết vi sinh, cả có lợi lẫn có hại trong bể vậy nên bạn không nên sử dụng lâu dài và cần phải có vi sinh để bổ sung cho bể sau khi chữa trị xong cho cá. 

Cách dùng như sau:

  • Nhỏ một giọt bio knock 2 cho mỗi 10 lít nước. Cho đúng liều lượng thuốc rất quan trọng vậy nên bạn hãy tính thể tích nước trong bể và nhỏ theo liều lượng tương ứng.
  • Sủi oxy liên tục cho cá
  • Quan sát trong vòng 3 ngày, sau đó bạn hãy thay tầm khoảng 25% lượng nước trong bể và loại bỏ phân cá dưới đáy nền bể. 
  • Nếu cá chưa khỏi bệnh thì bạn hãy nhỏ thêm liều lượng tương tự. 
  • Một khi cá đã khỏi bệnh thì bạn có thể di chuyển lại cá về bể chính. 

Bạn có thể sử dụng lọc khi chữa bệnh cho cá, tuy nhiên bạn cần phải loại bỏ vật liệu lọc carbon để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. 

Tuy nhiên, cá bị thối thân bởi nấm cũng có thể bị nhiễm thêm các loại vi khuẩn khác nên đôi khi bệnh sẽ khó chữa hơn. Khi nghi cá bị nhiễm vi khuẩn thì bạn có thể kết hợp điều trị cho cá bằng các loại kháng sinh phổ rộng khác. 

Cách phòng tránh bệnh thối thân ở cá

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thối vây cũng như vô số căn bệnh khác ở cá là đảm bảo nước bể của bạn luôn sạch và được chăm sóc thường xuyên. 

Để làm vậy thì bạn cần phải thực hiện thay nước cho bể định kỳ. Tối ưu nhất là khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần với nước sạch đã được khử clo. 

Bạn cũng nên tránh nuôi quá nhiều cá bởi lượng phân thải sẽ quá nhiều hoặc các loại cá khác nhau sẽ rỉa vây của loài cá yếu hơn. 

Bạn cũng nên kiểm tra mức độ tương thích của từng loài cá trước khi nuôi chung chúng trong cùng một bể. 

Bạn không nên cho cá ăn quá nhiều, chỉ cho cá ăn mỗi lần lượng thức ăn chất lượng tốt vừa đủ để chúng có thể ăn hết trong vòng 5 phút. Càng nhiều thức ăn thừa thì khả năng vi khuẩn có hại và chất độc trong nước càng tăng cao. Khi cho cá ăn bạn cũng nên quan sát kĩ cá để phát hiện được các dấu hiệu sớm bệnh để có thể kịp thời đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *